Đối tượng bảo hiểm là gì? Cách xác định đúng để chọn bảo hiểm

65

Trước khi tham gia bảo hiểm, bạn cần phải hiểu rõ các khái niệm liên quan, đặc biệt là yếu tố đối tượng bảo hiểm. Việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp bạn lập được kế hoạch bảo vệ hợp lý cũng như đảm bảo đúng quyền lợi cho mình. Vậy đối tượng bảo hiểm là gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu đối tượng bảo hiểm là gì?

Đối tượng bảo hiểm là đối tượng sẽ chịu những tác động trực tiếp từ các rủi ro như tai nạn, bệnh tật, hỏng hóc, hành vi trái pháp luật… Khi những sự kiện này xảy ra, đối tượng bảo hiểm sẽ được bồi thường, chi trả quyền lợi tương ứng với thỏa thuận trong hợp đồng.

Mỗi loại hình bảo hiểm được thiết kế cho các đối tượng riêng biệt. Theo đó, có 5 loại hình bảo hiểm phổ biến bạn cần xác định đối tượng khi tham gia là:

  • Đối tượng bảo hiểm nhân thọ.
  • Đối tượng bảo hiểm sức khỏe.
  • Đối tượng bảo hiểm tài sản.
  • Đối tượng bảo hiểm thiệt hại.
  • Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm.

đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Đối tượng bảo hiểm là gì? Đây là những đối tượng được lựa chọn trong hợp đồng bảo hiểm để nhận quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm tác động đến họ.

2. Tầm quan trọng của việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm 

Dưới đây là ba lý do vì sao khách hàng cần xác định chính xác đối tượng được bảo hiểm:

  • Chọn mua đúng loại bảo hiểm phù hợp với nhu cầu: Việc xác định đúng đối tượng giúp bạn lựa chọn sản phẩm thích hợp với nhu cầu thực tế của bản thân và gia đình. Điều này không chỉ đảm bảo bạn không lãng phí chi phí vào những sản phẩm không cần thiết, mà còn giúp bạn bảo vệ đúng những mối quan tâm chính như sức khỏe, tài sản hoặc các yếu tố khác trong cuộc sống.
  • Hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm: Một khi bạn lựa chọn đúng đối tượng bảo hiểm, việc hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, bạn có thể tránh được những rủi ro pháp lý, chẳng hạn như vi phạm điều khoản hợp đồng hoặc mất đi các quyền lợi quan trọng.
  • Tối ưu hóa quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm được coi là cơ sở để khởi tạo và xử lý yêu cầu bồi thường. Do đó, nếu bạn xác định rõ đối tượng bảo hiểm là ai sẽ giúp quá trình giải quyết bồi thường diễn ra suôn sẻ, giảm rủi ro bị từ chối chi trả.

đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

Lựa chọn bảo hiểm đúng cách bắt đầu từ việc hiểu rõ đối tượng cần bảo hiểm là gì.

3. Hướng dẫn cách xác định đúng đối tượng bảo hiểm cho từng loại bảo hiểm

Dù là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm thiệt hại, mỗi loại bảo hiểm đều có những nhóm đối tượng phù hợp. Vậy làm thế nào để lựa chọn đúng đối tượng bảo hiểm? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây:

3.1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Căn cứ vào Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ và tính mạng. Theo đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả một khoản tiền, giúp người tham gia và gia đình đối phó với những rủi ro bất ngờ.

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm sức khỏe, các chuyên gia khuyến khích người tham gia nên ưu tiên ba đối tượng sau:

  • Người trụ cột trong gia đình: Với vai trò tạo ra thu nhập chính cho gia đình, họ là nhóm khách hàng mục tiêu của bảo hiểm nhân thọ hướng đến. Trong trường hợp gặp phải sự cố ảnh hưởng đến sự sống hoặc khả năng lao động, bảo hiểm nhân thọ hỗ trợ tài chính kịp thời, giúp gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống.
  • Trẻ em: Nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ cho con trẻ, nhằm bảo vệ con trước các rủi ro không lường trước và đồng thời tích lũy tài chính cho việc đầu tư vào giáo dục trong tương lai.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi cũng là một trong những nhóm khách hàng mục tiêu của bảo hiểm nhân thọ, vì họ có nhu cầu bảo vệ sức khỏe và tài chính khi tuổi tác tăng cao. Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế và đảm bảo chất lượng cuộc sống sau khi nghỉ hưu.

đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là

Hướng đến đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là con người, các quyền lợi của sản phẩm tập trung giúp bảo vệ và dự phòng tài chính trước những rủi ro bất ngờ.

3.2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

Theo Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khỏe con người, nhằm bảo vệ người tham gia trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và chi phí y tế phát sinh.

Khi tham gia bảo hiểm sức khỏe, bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn người được bảo hiểm là bản thân mình hoặc người thân trong gia đình, bao gồm:

  • Vợ, chồng, cha, mẹ, con cái.
  • Anh chị em ruột hoặc những người có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm.
  • Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm.

đối tượng bảo hiểm là gì

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe chính là sức khỏe của con người.

3.3. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản bảo vệ tài sản của cá nhân hoặc tổ chức trước các rủi ro không lường trước như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp hay tai nạn. Cụ thể, các đối tượng bảo hiểm tài sản gồm có:

  • Vật chất có thực: Nhà cửa, xe cộ, máy móc, thiết bị, hàng hóa.
  • Tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, séc và các loại tiền tệ khác.
  • Giấy tờ có giá trị: Cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm,…
  • Các quyền tài sản: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, và các quyền lợi tài chính khác.

Khác với đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, đối tượng hợp đồng bảo hiểm tài sản chủ yếu bảo vệ các tài sản vật chất.

3.4. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại

Khoản 2 Điều 43 trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định, đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thiệt hại bao gồm các lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ pháp lý mà người được bảo hiểm có thể gánh chịu trong trường hợp xảy ra tổn thất.

Do đó, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra và người được bảo hiểm phải chịu thiệt hại, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

3.5. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm

Theo Điều 57 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba. Điều này có nghĩa, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ thay người được bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên thứ ba về những thiệt hại mà người được bảo hiểm hoặc tài sản thuộc sở hữu của họ gây ra.

Một người sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường nếu có đủ các yếu tố sau:

  • Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự nếu có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự và quyền lợi hợp pháp của người khác.
  • Trách nhiệm bồi thường sẽ được áp dụng khi có thiệt hại rõ ràng về tài sản, vật chất hoặc sức khỏe, nhằm bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại.
  • Người gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm nếu hành vi trái pháp luật của họ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tổn thất.

4. Câu hỏi thường gặp về đối tượng bảo hiểm

Để hiểu rõ hơn về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là gì và các quyền lợi, trách nhiệm liên quan, hãy cùng tìm hiểu các câu hỏi thường gặp dưới đây!

4.1. Trong bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi và trách nhiệm của đối tượng bảo hiểm là gì?

Trong bảo hiểm nhân thọ, đối tượng bảo hiểm là con người với những quyền lợi và trách nhiệm như sau:

Quyền lợi

  • Được bảo vệ trước nhiều rủi ro như tai nạn, bệnh tật, tử vong… 
  • Hỗ trợ chi phí thăm khám, chữa trị và những phí liên quan trong phạm vi hợp đồng.
  • Quyền lợi đầu tư vào các quỹ liên kết, hưởng lãi suất theo kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ để gia tăng khoản tiền tích lũy hiệu quả (đối với các sản phẩm bảo hiểm đầu tư). 
  • Quyền lợi nhận lãi chia (tham gia sản phẩm bảo hiểm có chia lãi) hay các ưu đãi, thưởng hợp đồng…
  • Được nhận quyền lợi đáo hạn hợp đồng – số tiền hoàn lại khi thời hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ kết thúc (áp dụng với các sản phẩm bảo hiểm chính).
  • Quyền yêu cầu công ty bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra (sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi chi trả của sản phẩm bảo hiểm tham gia).
  • Có thể thay đổi số tiền bảo hiểm nếu hợp đồng vẫn còn hiệu lực (số tiền không vượt quá giá trị tối đa hay thấp hơn giá trị tối thiểu theo như quy định).
  • Được chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nếu thời gian vẫn còn có hiệu lực (phải tuân thủ về giấy tờ và quy tắc).
  • Có thể thay đổi người thụ hưởng qua văn bản.
  • Được tham gia thêm hoặc chấm dứt các gói bảo hiểm bổ trợ.
  • Được kết thúc hợp đồng bảo hiểm trước hạn.

Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp dự phòng tài chính trước nhiều rủi ro trong cuộc sống.

Trách nhiệm

  • Đóng phí tham gia bảo hiểm đúng hạn theo định kỳ.
  • Thông báo cho bên công ty bảo hiểm về những rủi ro mà bản thân gặp phải.
  • Kê khai đầy đủ, trung thực các khoản mục được yêu cầu và các chứng từ liên quan đến rủi ro.
  • Xem xét các yếu tố như tài chính, tuổi tác, sức khỏe, nghề nghiệp để chọn gói bảo hiểm nhân thọ phù hợp.

4.2. Cần lưu ý gì khi chọn đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?

Ngoài những trách nhiệm và quyền lợi, đối tượng bảo hiểm nhân thọ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Nắm rõ các trường hợp không được bảo hiểm bồi thường như kê khai thông tin cá nhân hoặc liên quan đến rủi ro không chính xác; người được bảo hiểm tự gây hại cho bản thân (tự tử, tự làm mình bị thương); có hành vi phạm pháp luật; các sự kiện lớn khác (chiến tranh, khủng bố, bạo loạn,…).
  • Người được bảo hiểm có thể cùng là người thụ hưởng. 
  • Nếu có sự thay đổi về nơi cư trú cần báo cho công ty bảo hiểm bằng văn bản.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được câu hỏi đối tượng bảo hiểm là gì? Mong rằng, những thông tin hữu ích này sẽ giúp quá trình tham gia bảo hiểm của bạn thật thuận lợi nhé.