Tổng hợp danh mục bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm chi trả

1164

Trong nhiều năm trở lại đây, các công ty bảo hiểm liên tục ra mắt các gói bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi chuyên biệt dành cho rủi ro mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó, danh mục bệnh hiểm nghèo cũng được bảo hiểm nhiều hơn, số tiền bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cũng được chi trả nhiều hơn cho khách hàng. Theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu rõ hơn về quyền lợi bảo hiểm này nhé! 

Xem thêm:

Những cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình hiệu quả

Sống vui sống khỏe mỗi ngày với bí quyết đơn giản

1. Bệnh hiểm nghèo là gì?

Bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh nguy hiểm và là mối đe dọa lớn đến tính mạng con người. Những loại bệnh này mặc dù có thể phát hiện và chữa trị, nhưng chi phí khám – điều trị lại là một con số không hề nhỏ. Điều này vô hình chung gây nên sự lo lắng, tạo áp lực tài chính cho người bệnh và gia đình.

thế nào là bệnh hiểm nghèo

Bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và tài chính của người bệnh.

Vậy bệnh hiểm nghèo là những bệnh gì?

Theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP, dưới đây là danh mục 42 bệnh hiểm nghèo:

  • Ung thư.
  • Nhồi máu cơ tim lần đầu.
  • Phẫu thuật động mạch vành.
  • Phẫu thuật thay van tim.
  • Phẫu thuật động mạch chủ.
  • Đột quỵ.
  • Hôn mê.
  • Bệnh xơ cứng rải rác.
  • Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ.
  • Bệnh Parkinson.
  • Liệt 2 chi.
  • Mù 2 mắt.
  • Mất 2 chi.
  • Mất thính lực.
  • Mất khả năng phát âm.
  • Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.
  • Suy thận.
  • Bệnh nang tủy thận.
  • Viêm tụy mãn tính tái phát.
  • Suy gan.
  • Bệnh lupus ban đỏ.
  • Viêm màng não do vi khuẩn.
  • Viêm não nặng.
  • U não lành tính.
  • Loạn dưỡng cơ.
  • Bại hành tủy tiến triển.
  • Teo cơ tiến triển.
  • Viêm đa khớp dạng thấp nặng.
  • Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết.
  • Bệnh cơ tim.
  • Ghép cơ quan (ghép tim, gan, thận).
  • Bệnh lao phổi tiến triển.
  • Bỏng nặng.
  • Thiếu máu bất sản.
  • Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ.
  • Tăng áp lực động mạch phổi.
  • Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động.
  • Chấn thương sọ não nặng.
  • Bệnh chân voi.
  • Nhiễm HIV do nghề nghiệp.
  • Ghép tủy.
  • Bại liệt.

Bệnh hiểm nghèo gây ra nhiều khó khăn và nguy hiểm đến sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế của người bệnh. Số người mắc bệnh hiểm nghèo cũng ngày một tăng lên. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tại Việt Nam năm 2000 có 68.000 ca mắc ung thư, đến năm 2010, con số tăng lên 126.000 ca. Năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 182.500 ca mắc bệnh mới. Đặc biệt, ai cũng có thể mắc phải bệnh hiểm nghèo, dù là lớn tuổi hay nhỏ tuổi.

Bạn thấy đấy, bệnh hiểm nghèo thật sự là mối đe dọa, nếu may mắn phát hiện sớm thì có thể chữa trị được. Tuy nhiên, có một số bệnh ở giai đoạn đầu không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, thậm chí là không có triệu chứng nào, nếu bạn không kiểm tra sức khỏe định kỳ thì rất khó để phát hiện, đến khi bệnh bắt đầu có biểu hiện thì đã quá muộn.

kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho gia đình

Để vững tâm về tinh thần và vững vàng về tài chính trước rủi ro bệnh tật, mỗi gia đình nên có kế hoạch bảo vệ sức khỏe ngay từ sớm.

Đối với các bệnh hiểm nghèo thì việc chữa trị rất quan trọng và cần được ưu tiên, nhưng chi phí thì lại đắt đỏ. Chính vì thế, bạn nên chuẩn bị một giải pháp dự phòng, như bảo hiểm bệnh hiểm nghèo để được hỗ trợ, giảm bớt gánh nặng tài chính và chăm sóc y tế tốt hơn. Tuy nhiên, không phải loại bệnh hiểm nghèo nào cũng được bảo hiểm chi trả.

2. Danh mục bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm chi trả

Mỗi công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ có những quy định và danh sách bệnh hiểm nghèo được chi trả khác nhau. Do vậy khi tham gia bảo hiểm, bạn cần tìm hiểu rõ danh mục bệnh lý được chi trả và loại trừ để chọn loại bảo hiểm thích hợp, giúp đảm bảo quyền lợi của mình. 

Đối với bảo hiểm bệnh hiểm nghèo của Prudential bảo vệ người tham gia trước 77 bệnh lý được Bộ Y tế công nhận, được phân chia thành 2 giai đoạn khác nhau (giai đoạn đầu và giai đoạn sau) để người tham gia cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và tài chính hiện tại.

Dưới đây là danh sách một số bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của Prudential cho bạn tham khảo:

  • Ung thư.
  • Bệnh động mạch vành cần phẫu thuật.
  • Rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Phẫu thuật van tim.
  • Bệnh phổi, bệnh gan, bệnh thận.
  • Phẫu thuật ghép.
  • Phẫu thuật động mạch chủ.
  • U não lành tính.
  • Phẫu thuật tái tạo đường mật hoặc viêm gan vi rút tối cấp.
  • Mù, bỏng.
  • Cắt cụt các chi.
  • Bệnh loãng xương.
  • Hôn mê….

bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo được xem là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp người tham gia và gia đình vượt qua khó khăn khi không may gặp rủi ro.

>>> Xem thêm:

Bị ung thư nên mua bảo hiểm nào thì tốt?

Có thể thấy rằng, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là giải pháp dự phòng tối ưu, góp phần san sẻ áp lực tài chính và chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện để người tham gia cảm thấy yên lòng, an tâm điều trị và tĩnh dưỡng. Thế nên ngay từ bây giờ, khi bạn đang còn khỏe mạnh thì nên tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo để được bảo vệ trước rủi ro khi mắc phải bệnh và nhận được nhiều lợi ích khác!