Có nên tầm soát ung thư ngay từ sớm và định kỳ không?

1142

Phát hiện ung thư từ sớm giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng, ít tốn kém và tăng cơ hội chữa khỏi. Điều này lý giải tại sao mỗi người nên chủ động tầm soát ung thư ngay từ sớm, nhằm ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe. Vậy tầm soát ung thư là gì? Giá tầm soát ung thư khoảng bao nhiêu? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau!

1. Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là thực hiện những xét nghiệm trên cơ thể khỏe mạnh, nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, tầm soát ung thư còn hỗ trợ tìm ra những tổn thương tiền ung thư – tức là tổn thương không phải ung thư, song có nguy cơ chuyển thành bệnh ung thư sau này. 

tầm soát ung thư là gì

Tầm soát ung thư là phương pháp sàng lọc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm nhằm áp dụng cách điều trị kịp thời 

2. Vì sao nên tầm soát ung thư sớm và định kỳ?

Theo thống kê của ngành y tế, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 126.000 người mắc bệnh và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, tỷ lệ mắc bệnh ung thư có thể lên tới 29,4 triệu người vào năm 2040. 

Ung thư là một bệnh lý nghiêm trọng, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi hoặc đối tượng nào. Vì thế, tầm soát ung thư định kỳ là hết sức quan trọng, góp phần đem lại 3 lợi ích to lớn sau:

Ngăn ngừa nguy cơ tử vong: Thông qua xét nghiệm cận lâm sàng, tầm soát ung thư giúp tìm ra tế bào gây ung thư trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, giảm nguy cơ di căn sang cơ quan khác và bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

Giảm chi phí điều trị: Hầu hết bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu, đều có thể chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản hơn, ít tốn kém, không để lại tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Đây chính là lợi ích của tầm soát ung thư định kỳ.

Phòng ngừa nhiều bệnh lý khác: Tầm soát ung thư không chỉ phát hiện vấn đề liên quan tới ung thư, mà còn hỗ trợ tìm ra nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Nói cách khác, tầm soát ung thư giúp mỗi người chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, từ đó tăng cơ hội chiến thắng bệnh tật.

lợi ích của tầm soát ung thư

Lợi ích của tầm soát ung thư định kỳ là giảm chi phí điều trị, tăng cơ hội chiến thắng bệnh tật

Những điều cần biết về Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Trước sự tiến bộ của y học hiện đại, việc phát hiện sớm bệnh hiểm nghèo là cách giúp tăng cơ hội chữa bệnh và tỷ lệ phục hồi cao hơn. Trong đó, để quá trình điều trị bệnh không bị gián đoạn, điều mỗi người cần nhất là khả…

3. Tầm soát ung thư bao gồm những hạng mục nào?

Ngoài hạng mục khám lâm sàng, chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm, chụp XQ, chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ, tùy từng loại biểu hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp tầm soát ung thư chuyên sâu hơn. Ví dụ:

Tầm soát ung thư cổ tử cung: Bao gồm xét nghiệm PAP, nội soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung hoặc xét nghiệm virus HPV, giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương tiền ung thư.

Tầm soát ung thư vú: Chụp X – quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI là hai phương pháp được chỉ định để tầm soát và tìm ra những dấu hiệu ung thư vú tiềm ẩn.

Tầm soát ung thư phổi: Phương pháp chụp CT với độ phân giải cao và tốc độ nhanh chóng, giúp tìm ra vị trí chính xác của khối u. Ngoài chụp CT, chụp X – quang ngực có thể được thay thế nhưng giá trị thấp hơn.

Tầm soát ung thư vòm họng: Bao gồm phương pháp sinh thiết, nội soi vòm họng, chụp cộng hưởng từ hoặc xét nghiệm máu.

Tầm soát ung thư dạ dày: Nội soi là phương pháp tầm soát ung thư có giá trị, hỗ trợ tìm ra những tổn thương hoặc tế bào ung thư xuất hiện trực tiếp trong lòng dạ dày.

Tầm soát ung thư gan: Xét nghiệm AFP là phương pháp tầm soát riêng dành cho ung thư gan. Bên cạnh đó, bác sĩ còn chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm khác như chụp X – quang hoặc siêu âm nội tạng.

quá trình tầm soát ung thư

Quá trình tầm soát ung thư bao gồm những xét nghiệm cần thiết, giúp bác sĩ đánh giá và tìm ra nguy cơ ung thư tiềm ẩn

4. Giá tầm soát ung thư là bao nhiêu?

Trên thực tế, chi phí tầm soát ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở y tế thực hiện tầm soát, xét nghiệm cần tiến hành và thiết bị y tế hỗ trợ tầm soát. Vì vậy, để xác định giá tầm soát ung thư chính xác hiện nay, bạn nên tới trực tiếp bệnh viện để được tư vấn.

Lúc này, bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và tiền sử bệnh gia đình, để chỉ định thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Sau đó, tư vấn chi tiết về mức phí tầm soát ung thư, để bạn có thể lựa chọn gói tầm soát phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

5. Cần chuẩn bị gì khi đi tầm soát ung thư?

Để kết quả tầm soát ung thư được chính xác nhất, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau:

  • Lựa chọn gói tầm soát ung thư phù hợp, với những danh mục xét nghiệm cần thiết.
  • Không nên nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm sàng lọc ung thư.
  • Ghi lại tất cả triệu chứng bạn đã gặp phải, bao gồm triệu chứng cơ bản như sút cân, chán ăn, suy nhược cơ thể, thiếu máu, phù nề, viêm hoặc đau loét kéo dài. Đây là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
  • Khi đi tầm soát, bạn hãy lập danh sách các câu hỏi cần đặt cho bác sĩ. Chẳng hạn như: nên thực hiện xét nghiệm nào, chi phí bao nhiêu, xét nghiệm có gây ra tác hại nào không, khi nào có kết quả xét nghiệm…
  • Kết quả phân tích xét nghiệm phải đưa cho bác sĩ chuyên khoa đánh giá, để được nhận lời khuyên khách quan nhất.
  • Tầm soát ung thư nên thực hiện càng sớm càng tốt, lặp lại định kỳ 6 tháng, một năm hoặc hai năm, tùy theo mỗi loại ung thư.

tầm soát ung thư cần chuẩn bị gì

Nên tuân theo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ sau khi nhận kết quả tầm soát ung thư 

Ngoài thực hiện tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến nghị, một kế hoạch tài chính vững chắc sẽ giúp bạn vững tâm vui sống và được chăm sóc sức khỏe tốt nhất nếu chẳng may gặp rủi ro bệnh tật. Trong đó, các gói sản phẩm bảo hiểm ung thư là giải pháp được nhiều người lựa chọn, nhằm chủ động dự phòng về mặt tài chính, góp phần tạo điểm tựa vững vàng để người tham gia an tâm về tinh thần, tăng cơ hội chữa trị và tiếp tục thực hiện những dự định còn dang dở trên con đường phía trước.