Cha mẹ đã biết cách để dành cho quỹ học vấn của con trong tương lai?

1077

Nhiều phụ huynh hiện đại lập kế hoạch dự trù chi phí cho việc học của con ngay từ rất sớm, từ khi con còn học mầm non, hoặc thậm chí vừa mới chào đời. Hiện có khá nhiều cách để xây dựng quỹ học vấn cho con, nhưng đâu mới là hình thức tối ưu? Bài viết dưới đây sẽ đánh giá 3 cách dự phòng tài chính phổ biến nhất, giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan nhất để đưa ra lựa chọn chính xác. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Vì sao nên dự phòng quỹ học vấn cho con?

Con cái không chỉ là nguồn động lực to lớn mà còn là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Đó cũng là lý do vì sao mà các bậc cha mẹ luôn cố gắng đầu tư và dành trọn cho con những điều tốt đẹp. Trong đó không thể bỏ qua giải pháp hoạch định tài chính cho tương lai học vấn của bé.

Việc tạo quỹ học vấn cho con nên được ưu tiên hàng đầu và khuyến khích thực hiện càng sớm càng tốt là vì:

  • Đảm bảo con đường học tập của trẻ luôn ổn định, tránh tình trạng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro ốm đau hay bệnh tật khiến việc học của con bị gián đoạn.
  • Với nền tảng tài chính vững chắc, trẻ có thêm nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức (đi du học nước ngoài, hay học thêm các kỹ năng cần thiết).
  • Đây là cách thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm của cha mẹ dành cho con cái, đồng thời cũng là cách định hướng, giáo dục con cho tương lai xa.

quỹ học vấn cho con

Lên kế hoạch tài chính từ sớm giúp cha mẹ yên tâm kế hoạch học tập của con luôn được diễn ra liên tục và thuận lợi.

2. Các cách tạo quỹ học vấn cho con trong tương lai

Dưới đây là 3 cách tạo quỹ học vấn cho con được nhiều ông bố, bà mẹ lựa chọn:

Gửi tiết kiệm

Gửi ngân hàng là cách tiết kiệm truyền thống, an toàn. Theo đó, có 2 lựa chọn gửi tiết kiệm là: Tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng, cụ thể:

Phân loại Định nghĩa Ưu điểm Nhược điểm
Tiết kiệm có kỳ hạn Người gửi có thể rút tiền sau kỳ hạn đã đăng ký/thỏa thuận với ngân hàng (ví dụ 6 tháng, 1 năm, 2 năm…). 

Lãi suất được biết trước và cố định trong suốt thời gian gửi.

– Lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn gửi, nếu gửi càng lâu thì mức lãi càng cao và ngược lại.

– Mức lãi suất không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.

– Không thể linh hoạt rút tiền, do đó người gửi sẽ gặp khó khăn trong việc chủ động tài chính.

– Nếu muốn tất toán và rút tiền trước kỳ hạn, người tham gia không có quyền hưởng lãi.

Tiết kiệm không kỳ hạn Loại hình tiết kiệm không quy định về thời gian gửi tiền, cho phép người gửi có thể rút tiền mà không cần thông báo trước. – Khả năng tất toán tiền gửi không bị hạn chế, vì vậy có thể rút tiền bất cứ lúc nào.

– Lãi suất vẫn giữ nguyên theo thỏa thuận dù đã rút tiền.

– Mức lãi suất khá thấp, thường chỉ dao động 0,5 – 1%/năm.

– Do dễ rút tiền nên có thể ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng quỹ tài chính lâu dài.

 

>>> Xem thêm:

Nên đầu tư hay gửi tiết kiệm để sinh lời hiệu quả?

Tham gia bảo hiểm nhân thọ cho con hay gửi tiết kiệm sẽ tốt hơn?

Đầu tư

Để xây dựng quỹ học vấn cho con, không ít cha mẹ tìm đến các hình thức đầu tư tài sản vào chứng khoán, bất động sản, quỹ mở… Đầu tư chính là cách để gia tăng thu nhập nhanh nhất.

Ưu điểm:

  • Lợi nhuận cao.
  • Có thể tham gia đầu tư chỉ với khoản tiền nhỏ.

Nhược điểm:

  • Đi kèm với lợi nhuận cao thì rủi ro cũng lớn không kém, đồng thời lợi nhuận không ổn định, dễ bị biến động.
  • Phải nắm vững kiến thức chuyên môn về tài chính, kinh tế.
  • Cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu và theo dõi thị trường sát sao.
Quỹ đầu tư trong bảo hiểm nhân thọ: HIỂU rõ - CHỌN đúng

Tìm hiểu về các quỹ đầu tư bảo hiểm là điều rất cần thiết khi muốn tham gia bảo hiểm liên kết chung hay liên kết đơn vị… Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về quỹ đầu tư, giúp bạn HIỂU RÕ - CHỌN ĐÚNG…

Tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tích lũy giáo dục

Trong nhiều năm trở lại đây, giải pháp mua bảo hiểm nhân thọ giáo dục cho con đang trở thành “làn sóng” mạnh mẽ. Sản phẩm bảo hiểm này được thiết kế nhiều quyền lợi ưu việt như: quyền lợi học vấn, quyền lợi đăng khoa, quyền lợi bệnh hiểm nghèo, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn… đáp ứng tốt nhu cầu tích lũy tài chính và bảo vệ tương lai học vấn của con.

Ưu điểm:

  • Quyền lợi học vấn đồng thời là quyền lợi đáo hạn. Vào thời điểm kết thúc hợp đồng, phía công ty bảo hiểm sẽ tiến hành hỗ trợ tài chính định kỳ để trẻ được vào đại học, đi du học hoặc khởi nghiệp sau đại học.
  • Bảo hiểm tích lũy giáo dục hỗ trợ chi trả quyền lợi y tế (chi phí nằm viện, phẫu thuật, thuốc men…), nếu chẳng may con gặp phải rủi ro bệnh hiểm nghèo. Qua đó, cả gia đình vừa giảm bớt gánh nặng kinh tế mà trẻ vừa được chữa trị kịp thời, an tâm hồi phục sức khỏe để tiếp tục con đường học vấn.
  • Được nhận “phần thưởng” hấp dẫn khi tốt nghiệp đại học với thành tích giỏi và nằm trong top điểm cao nhất, với mức chi trả từ 10% – 30% số tiền bảo hiểm.

bảo hiểm tích luỹ giáo dục

Tạo quỹ học vấn cho con với bảo hiểm tích lũy giáo dục là sự lựa chọn lý tưởng để trẻ vững vàng theo đuổi ước mơ học tập phía trước.

Hạn chế: Có thể bị gián đoạn hợp đồng giữa chừng nếu không thể đóng phí bảo hiểm đúng thời hạn quy định. Do đó, để duy trì hợp đồng dài hạn, cha mẹ nên xem xét chọn gói bảo hiểm giáo dục cho trẻ với mức phí hợp lý, phù hợp khả năng tài chính của gia đình.

Hiện trên thị trường có khá nhiều công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm giáo dục. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lựa chọn công ty có độ uy tín cao, tuổi đời hoạt động lâu năm, công khai minh bạch lịch sử hình thành và các hoạt động tài chính.

13 kinh nghiệm tham gia bảo hiểm nhân thọ cho người mới bắt đầu 

Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp thiết thực và ý nghĩa trước các rủi ro trong cuộc sống. Chính vì thế, ngày càng nhiều người chọn mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và gia đình. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về loại hình…

3. Tạo quỹ học vấn cho con, cha mẹ cần lưu ý gì?

Nếu bạn mong muốn quỹ học vấn của con được đảm bảo lâu dài đến khi con trưởng thành, đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:

Nên xác định ngân sách cần đầu tư cho việc học của con

Chi phí đầu tư vào việc học của con phụ thuộc vào từng giai đoạn và nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài học phí chính còn có những khoản phí phụ khác như tài liệu học tập, chi phí học thêm, đi lại… Do vậy, cha mẹ cần lập danh sách cụ thể xem ở mỗi giai đoạn con cần sự đầu tư vào mục nào với khoảng bao nhiêu tiền, hoặc có thể dự trù chi phí đầu tư cho việc học của con bằng cách đặt những câu hỏi sau:

  • Bé sẽ học trường tư hay trường công lập?
  • Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, con sẽ học Đại học hay Cao đẳng?
  • Trong tương lai, gia đình có dự định cho con đi du học không?

Cân đối chi tiêu trong gia đình

Sau khi đã có trong tay bảng dự trù chi phí giáo dục của con, việc tiếp theo chúng ta cần làm là lập ngay cho mình kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý, nhằm đảm bảo con có cơ hội học tập trong môi trường giáo dục tốt. 

Tùy theo tình hình thu nhập của gia đình mà ước lượng % số tiền để dành dụm hợp lý. Nếu không biết bao nhiêu phù hợp, bạn có thể tham khảo mức tiết kiệm trung bình hiện đang được ¾ các gia đình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương áp dụng cho khoản tiền tiết kiệm giáo dục của con là 13%.

Chia sẻ với con về kế hoạch tiết kiệm

Khi con đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của học vấn, cha mẹ nên chia sẻ về kế hoạch tiết kiệm này với con. Bởi không gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng nhau chung tay tiết kiệm. Thông qua việc này, con vừa biết trân trọng cơ hội học tập của mình vừa học được cách tiết kiệm và biết chi tiêu hợp lý hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp cha mẹ xác định được đâu là cách tạo quỹ học vấn cho con hiệu quả. Từ đó, không chỉ đảm bảo tương lai học vấn tươi sáng mà có thể cùng con đồng hành trong từng giai đoạn quan trọng của cuộc đời.