Gen Z! Bạn đã biết 9 cách quản lý chi tiêu cá nhân này chưa?

661

Cách quản lý chi tiêu cá nhân đang gặp vấn đề khiến bạn mãi mà chưa có khoản tiết kiệm cho bản thân? Đừng lo lắng. Bỏ túi ngay 9 cách giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân vô cùng đơn giản nhưng cực hiệu quả, phù hợp với nhiều mức thu nhập khác nhau sau đây. 

1. Đặt ra hạn mức chi tiêu mỗi ngày

Nhiều người, đặc biệt là người trẻ độc thân không muốn đặt ra hạn mức chi tiêu mỗi ngày cho bản thân. Thế nhưng, đây lại là cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả và vô cùng cần thiết đấy.

Đầu tiên, bạn hãy suy tính về những khoản mà bạn sẽ chi trong ngày, từ đó đặt ra hạn mức chi tiêu cho mình. Ví dụ chi tiêu mỗi ngày của bạn gồm các khoản sau:

  • Tiền ăn sáng: 20.000 VNĐ
  • Tiền ăn trưa: 40.000 VNĐ
  • Tiền ăn tối: 40.000 VNĐ

Như vậy, trung bình mỗi ngày bạn sẽ chi 100.000 VNĐ – đây cũng là hạn mức chi tiêu tối đa mỗi ngày và bạn không được chi tiêu vượt quá. 

Tất nhiên, trong một số trường hợp như cafe cùng bạn bè, khám bệnh, sửa xe… mức chi tiêu mỗi ngày có thể vượt qua một ít. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng đừng để mức chi tiêu vượt quá nhiều so với hạn mức ban đầu nhé. 

kế hoạch chi tiêu cá nhân

Hãy nghiêm túc tuân thủ kế hoạch chi tiêu cá nhân do bản thân đề ra để đạt được kết quả tốt nhất

2. Biết rõ thu – chi hàng tháng của bản thân

Nhiều người thực sự không biết tổng thu – chi hằng tháng của bản thân. Đây là một vấn đề chung của nhiều người trẻ nhưng có một giải pháp dễ dàng cho việc này. 

Trong một tháng, hãy theo dõi tất cả các khoản chi tiêu của bạn bằng cách lấy và giữ tất cả các biên lai của bạn (hàng tạp hóa, hóa đơn nhà hàng, điện nước…), đồng thời xem bảng sao kê ngân hàng của bạn. Sau đó, hãy cộng tất cả chi phí này lại với nhau và so sánh với mức thu nhập của bạn. 

Cách quản lý chi tiêu cá nhân này cho phép bạn nhìn thấy “toàn cảnh” cách chi tiêu của bản thân. Từ đó bạn có thể biết bản thân hay “vung tay quá trán” ở đâu để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh bị “thâm hụt” vào khoản tiết kiệm hoặc quỹ dự phòng. 

3. Cách quản lý chi tiêu cá nhân theo mức độ ưu tiên 

Nếu có quá nhiều khoản chi tiêu trong 1 tháng nhưng thu nhập của bạn không đủ đáp ứng, vậy đâu là giải pháp? Câu trả lời dành cho bạn là hãy xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân theo mức độ ưu tiên. 

Đầu tiên, hãy liệt kê những khoản cần chi trong tháng, ví dụ:

  • Tiền thuê nhà
  • Tiền ăn uống 
  • Chi phí đi lại (xăng, vé xe buýt, xe ôm…)
  • Hóa đơn điện nước
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Chăm sóc thú cưng

Với những khoản chi tiêu ưu tiên (ở những vị trí đầu), bạn nên cố gắng thanh toán chúng càng sớm càng tốt. Ở những vị trí đằng sau, bạn có thể để vào tháng tới. Cách quản lý này sẽ giúp giảm áp lực khi cần thanh toán quá nhiều khoản cùng một thời điểm. 

4. Theo dõi, cập nhật kế hoạch chi tiêu thường xuyên dù là nhỏ nhất

Một trong những thói quen xấu của nhiều người là không cập nhật và ghi chép chi tiêu của những khoản nhỏ vì cho rằng không cần thiết hay mất thời gian. Khi bạn không có thói quen ghi chép tất cả những khoản chi tiêu thì mọi kế hoạch chi tiêu cá nhân sẽ bị “phá sản” hoàn toàn vì không có tính chính xác.

Do đó, để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra, bạn nên có thói quen cập nhật và ghi chép thu – chi thường xuyên dù là các khoản nhỏ nhất như mua một ly cafe 10.000 VNĐ. 

cập nhật kế hoạch chi tiêu

Bạn nên chú ý những khoản chi dù là nhỏ nhất để có con số tổng kết chính xác nhất

5. Hạn chế thói quen sử dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng bị ví như “kẻ thù tồi tệ nhất” đối với những cách quản lý chi tiêu cá nhân. Khi hết tiền mặt hay tiền có sẵn trong tài khoản, việc chỉ cần chuyển sang thẻ tín dụng mà không cần cân nhắc xem liệu bạn có đủ khả năng thanh toán số dư hay không khiến bạn có nguy cơ bị nợ khi đến kỳ hạn thanh toán. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán nhé. 

6. Đối mặt với các khoản vay nợ 

Rất nhiều người lâm vào “vòng xoáy” lãnh lương – trả nợ – hết tiền – mượn nợ – chờ lãnh lương. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này là do bạn không có kế hoạch chi tiêu cá nhân khoa học. 

Để chấm dứt “vòng xoáy” này, bạn hãy đối mặt với các khoản nợ và thanh toán chúng càng sớm càng tốt. Sau đó, hãy cố gắng cân chỉnh chi tiêu bản thân và không để phát sinh các khoản vay nợ hay gặp những vấn đề rắc rối về tài chính khác. 

7. Lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân bằng công cụ hỗ trợ quản lý tài chính

Việc thống kê tài chính vốn dĩ đã rất phức tạp, vậy vì sao bạn không đơn giản hóa nó bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý tài chính. Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp thống kê thu – chi hàng ngày, tuần, tháng… như Money Lover, Sổ Thu Chi MISA, Fast Budget – Expense Manager…

Hãy chọn một ứng dụng mà bạn thấy là dễ sử dụng nhất, sau đó hãy kiên trì dùng nó để quản lý việc thu – chi cá nhân hiệu quả hơn mà cũng không cần tốn quá nhiều công sức.

ứng dụng quản lý chi tiêu

Các ứng dụng tài chính giúp bạn có thể quản lý chi tiêu mọi lúc mọi nơi

8. Trì hoãn sự thích thú không cần thiết

Bạn muốn đăng ký khóa tập gym nhưng bạn đã có khu vực tập thể thao ở sân sau nhà ? Hãy cân nhắc và suy nghĩ cẩn thận về các khoản phí khi bạn đăng ký các lớp tập gym đó so với việc tự thực hiện các bài tập thể dục đơn giản tại nhà mà không tốn phí. Các quảng cáo về các khóa tập gym có thể rất hấp dẫn với nhiều quyền lợi, ưu đãi, quà tặng…. nhưng bạn nên tỉnh táo để quyết định có nên đăng ký không nhé!

9. Thiết lập quỹ dự phòng 

Trong cuộc sống, bạn có thể gặp các rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật, xe hỏng, thất nghiệp… Vì thế, hãy lập một quỹ dự phòng cho những rủi ro trên càng sớm càng tốt.

Có rất nhiều cách để thiết lập quỹ dự phòng. Bạn có thể thiết lập quỹ dự phòng ngay tại nhà, gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm… Ngoài ra, tùy theo khả năng và mức chi tiêu, bạn có thể trích 5%, 10% hoặc nhiều hơn từ nguồn thu nhập để bỏ vào quỹ dự phòng.

Trong đó, việc chọn tham gia gói bảo hiểm kết hợp tích lũy là giải pháp được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Ưu điểm của việc thiết lập quỹ dự phòng với sản phẩm bảo hiểm kết hợp tích lũy là người tham gia vừa có lợi nhuận từ lãi suất của sản phẩm, vừa được bảo vệ sức khỏe trước các rủi ro, để các bạn vững tâm chinh phục các “thử thách” trong cuộc sống.

> Có thể bạn quan tâm: Tích lũy tài chính hiệu quả với bảo hiểm liên kết đầu tư

Trên đây là 9 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhưng đơn giản. Hi vọng thông qua bài viết trên, các bạn trẻ đã có cho mình những giải pháp lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân để có nguồn tiết kiệm vững vàng về sau. Chúc các bạn thành công!